Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

TIẾNG ANH GIAO TIẾP TỐI THỨ 2, THỨ 5 LÚC 20H TẠI CƠ SỞ 1 HAVEN

Khai giảng lớp tiếng Anh giao tiếp buổi tối
- Lịch học: tối thứ 2 - thứ 5, từ 20h - 22h
- Địa điểm: số nhà 27 ngõ 12 Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
- Kỹ năng được học: Nghe và nói
- Trình độ học viên: beginner hoặc đầu elementary
- Số lượng học viên 1 lớp: 10 - 15 học viên (là sinh viên hoặc người đi làm)
- Nguyên lý học tập: 80/20
- Phương pháp vận dụng:
+ Đào tạo gia tốc
+ Phương pháp cài đặt ngôn ngữ tiềm thức
+ VAK (visual – auditory – kinesthetic) (hình ảnh – âm thanh – chuyển động học)
+ Kỹ thuật bản đồ âm thanh
+ Kỹ thuật học từ và ghi nhớ siêu tốc
- Học phí tính theo số buổi học trong 1 tháng (không bao gồm giáo trình): sẽ dao động từ 1,2 - 1,5 triệu/ tháng
- Ngày khai giảng: 20/03/2014
- Thời hạn đăng ký: từ 10/03/2014 đến hết ngày 20/03/2014 (chú ý là thời hạn đăng ký có thể kết thúc sớm hơn nên bạn đăng ký sớm thì bạn sẽ được ưu tiên xếp lớp ngay lập tức)

Sau khóa học học viên sẽ trở nên tự tin và có kỹ năng giao tiếp thành thạo và tất cả những gì học viên phải làm tại khóa học là chơi để ngấm tiếng Anh và cuối cùng, họ sẽ sở hữu ngôn ngữ này.
Nếu bạn thực sự mong muốn một ngày tương lai mọi người đều phải ngoái nhìn khi bạn nói tiếng Anh thì lớp học này là dành cho bạn. 

Hãy email vào englishwithquyen@gmail.com hoặc
 nhắn tin vào số 0904 920 384 các thông tin sau để đăng ký học:

Họ và tên:...
Số di động: ...
Email: ...
Ngày tháng năm sinh:...


Hình thức đóng học phí: nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Hãy gọi 0904 920 384 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc 
để đăng ký học thử miễn phí


Hãy gọi ngay 0904 920 384 và ... enjoy English with Quyên! Hẹn gặp lại các bạn tại khóa học.
 
 Vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của bạn!

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

CẢNH BÁO 7 CÁCH BIẾN CON NGOAN THÀNH CON HƯ

Cách dạy con có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý, thái độ của bố mẹ. Đừng phạm phải 7 sai lầm dưới đây nếu bạn không muốn sự dạy dỗ của mình với con bị phản tác dụng.

1. Đứng từ trên cao nhìn xuống

Đây có lẽ là vấn đề liên quan đến yếu tố “truyền thống” bởi từ trước đến nay đa phần bố mẹ khi nói chuyện với con đều mang tâm thế của “người lớn” đối với con nít. Các bác sĩ tâm lý cho rằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cách giáo dục này không phù hợp và nếu cứ mang giữ thái độ “đứng trên cao nhìn xuống” khi dạy con thì dù điều bạn nói có đúng đến mấy bé cũng không nghe lời. Tốt nhất đừng nghĩ mình là người lớn, là bố mẹ mà hãy đặt mình vào vị trí của con, làm bạn cùng với con để hiểu và chia sẻ cuộc sống vui vẻ với bé.

2. Quá khắt khe, cầu toàn

Trẻ con dù sao cũng vẫn là trẻ con, không phải là những người lớn có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành về tâm lý cũng như kỹ năng. Trẻ con có “quyền” làm sai, sửa lỗi và tốt dần lên nhưng tất cả đều phải trải qua một quá trình phát triển chứ không thể đòi hỏi ngay lập tức.

Vì vậy, bạn không nên khắt khe và đòi hỏi con quá cao, nếu không sẽ làm tổn thương lòng tự trọng, sự tự tin của bé, thậm chí có thể khiến bé nảy sinh sự chống đối.

3. Thường xuyên khen ngợi

Không nên khắt khe, cầu toàn nhưng không có nghĩa lúc nào cũng hết lời khen ngợi bé, cho mọi việc bé làm đều đúng, đều hay. Lời khen có tác dụng tích cực là khuyến khích, cổ vũ bé, tăng cường lòng tự tin vào bản thân nhưng nếu bị lạm dụng sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho sau này. Bởi bé quen với việc được nghe khen quá nhiều thành quen nên sẽ tự cho mình là giỏi và không biết đâu là khuyết điểm của mình, cứ như vậy khi lớn lên, ra ngoài xã hội bé sẽ gặp nhiều thất bại và không có tâm lý vững vàng trước những thử thách của cuộc sống.

4. Quan tâm thái quá

Ngày nay trẻ em hình thành tính cách độc lập ngay từ khi còn nhỏ và yêu cầu có một thế giới nhỏ mà bố mẹ hay người thân cũng không nên tự ý “xâm nhập”. Vì vậy, dù yêu và quan tâm, lo lắng cho con đến mấy thì bố mẹ cũng tuyệt đối không làm những việc sau: xem trộm nhật ký của con, vào phòng con kiểm tra đồ đạc, tự ý sắp xếp lại phòng con, đem cho đồ chơi của bé mà không thông báo với bé, ngăn cấm con chơi với bạn (tất nhiên những bạn này không đến nỗi quá hư)…

5. Phủ nhận hoàn toàn

“Con toàn nói dối thôi”, “Nhà này không có ai bướng như con”, “Con xem bạn A, bạn B có học dốt như con không”… là những câu nói được xem là xúc phạm đến “danh dự” của bé. Chắc chắn bé sẽ rất đau lòng và nghĩ mình thật tồi tệ khi nghe bố mẹ nói những câu có tính phủ nhận hoàn toàn bé như thế này.

6. Sẵn sàng làm hộ

Nhiều người luôn có tâm lý sợ con không làm được việc này việc kia, lo con không làm được tốt như mong muốn, sợ con gặp thất bại lại buồn… nên lúc nào cũng sẵn sàng trong tư thế làm giúp con mọi việc. Khi con còn nhỏ thì bảo: “Bài tập khó thế này làm sao con làm được?”, con lớn lên thì lại nghĩ: “Nó học hành nhiều như thế, bắt làm cả việc nhà nữa thì ốm mất”. Với cách nghĩ như thế không phải là bạn đang giúp con, yêu con mà đang làm con thêm ỷ lại, yếu ớt và không có ý chí vượt khó vươn lên.

7. Không làm gương

Người ta thường nói: Học mười lần lý thuyết chẳng bằng một lần thực hành. Vì vậy, bạn dù bạn có nói với bé bao nhiêu lần là làm việc này mới tốt, như thế này mơi ngoan nhưng chính bạn không làm được như thế thì bé chưa chắc đã làm theo lời bạn. Hãy là một tấm gương sáng để con học tập và làm một người dẫn đường cùng con làm những việc hữu ích. Đó là cách giáo dục hợp lý với mọi gia đình.

ST