Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

CÁCH ĐỌC SÁCH THÔNG MINH


Ngày nay, khi mà kiến thức được đăng tải rộng rãi khắp các kênh phương tiện thông tin đại chúng trên internet thì văn hoá đọc sách và kỹ năng đọc sách cần phải đặc biệt chú trọng hơn. Giới trẻ ngày nay rất ít khi chịu bỏ tiền ra mua sách. Số bỏ tiền ra mua sách thì lại biết rất ít kỹ năng đọc sách hiệu quả. Trong khi đó đâu ai biết kỹ năng đọc sách là một trong những kỹ năng mềm tối quan trọng dành cho mọi lứa tuổi. Và khi tìm kiếm trên mạng để tìm hiểu kỹ năng đọc sách hiệu quả thì có hàng tá kết quả làm ta choáng ngợp, không biết đâu giả đâu thật. Xin giới thiệu các bạn một phương pháp đọc sách hiệu quả được khá nhiều các bạn trẻ trên thế giới sử dụng: Phương pháp đọc SQ3R

S=Survey: Khảo sát

Q=Question: đặt câu hỏi

3R=Read: đọc;

Review: đọc lại;

Recite: ghi nhớ

Trước khi đọc

Survey

Tiêu đề, đề mục chính và phụ. Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị. Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên. Xem đoạn đầu và cuối. Xem phần tóm tắt. Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau:

Question

Biến tiêu đề thành câu hỏi. Đọc các câu hỏi ở cuối bài. Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn. Mình đã biết gì về vấn đề này rồi? Lưu ý: Nếu cần hãy viết ra và suy ngẫm. Phương pháp này gọi là SQW3R

Khi bắt đầu đọc

Read

Tìm câu trả lời choc ác câu hỏi đã nêu. Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương. Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ… Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiên. Học các hướng dẫn về biểu đồ. Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó. Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu. Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần. Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần.

Review

Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình. Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình. Gạch dưới ý quan trọng. Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu. Học công hiệu gấp ba: Nhìn, nói, nghe

Học công hiệu gấp tư: Nhìn, nói, nghe, viết.

Dò lại bài, một quá trình lâu dài.

Recite

Ngày 1: Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú.

Ngày 2: Đọc lại để “kết thân” với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ. (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.

Ngày 3, 4, 5: Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú Cuối tuần: Dùng sách học, làm một bản biểi nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin. Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ ko cần nhồi nhét khi kỳ thi đến.

1 nhận xét:

  1. Em cũng có chung chí hướng với chị. Tại sao chúng ta phải mất nhiều tiền, nhiều thời gian để học tiếng Anh? Thế hệ chúng ta đã vất vả vì tiếng Anh như thế nào thì không nên để con cháu chúng ta tiếp tục lặp lại. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Việt Nam sẽ nói hai ngôn ngữ. Đó là niềm tin, đó là một tiến trình lịch sử.

    Trả lờiXóa